Tham khảo cách viết kịch bản truyền thông

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách viết kịch bản truyền thông hiệu quả nhất! Cùng theo dõi nhé!

Cách viết kịch bản truyền thông

Đây không phải là chuyện dễ dàng mà đòi hỏi rất nhiều yếu tố mới có thể thành công vì làm sao chỉ trong vòng từ 15 đến 60 giây, bạn phải truyền tải những thông tin giá trị đối với người nghe, truyền tải sản phẩm và dịch vụ, truyền tải thông điệp thương hiệu và đi kèm lời kêu gọi hành động ngay lập tức.

Tìm hiểu thêm về ngành học Truyền thông Đa Phương tiện tại đây

Cách viết kịch bản truyền thông - hãy viết kịch bản một cách tỉ mỉ, viết cho khách hàng và người xem với bản thảo, hãy dùng những từ đơn giản, dễ hiểu và viết một cách ngắn gọn
Cách viết kịch bản truyền thông – hãy viết kịch bản một cách tỉ mỉ, viết cho khách hàng và người xem với bản thảo, hãy dùng những từ đơn giản, dễ hiểu và viết một cách ngắn gọn

Hãy viết kịch bản truyền thông một cách trung thực và minh bạch

Tính trung thực và minh bạch là yếu tố rất cần thiết cho một kịch bản truyền thông có thương hiệu và kịch bản này thành công khi nó bắt nguồn từ thực tế, thực tiễn của sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu và ngành công nghiệp. Tính sáng tạo hẳn nhiên là điều tốt nhưng chưa phải là đủ. Bạn hãy lưu ý rằng, tuyệt đối không nên nói dối, không nên đưa khách hàng “lên mây” mà thông tin phải đúng sự thật. Một kịch bản truyền thông trung thực sẽ giúp khách hàng có cái nhìn thiện cảm hơn về thương hiệu.

Đưa cá tính thương hiệu vào trong kịch bản truyền thông

Thường những câu chuyện nhàm chán, giản đơn, buồn tẻ sẽ không thể nào giữ chân khách hàng nhưng nếu bạn biết hướng câu chuyện của bạn và truyền được được tính nhân văn vào câu chuyện thì kịch bản của bạn sẽ rất hiệu quả. Lưu ý là khi viết kịch bản truyền thông, phải đưa những nét độc đáo, đặc biệt của thương hiệu để làm cho kịch bản đó thực sự khác biệt

Phải kiến tạo được nhân vật gắn kết với người đọc

Khi viết kịch bản truyền thông, bạn có quyền được tạo nhân vật trong câu chuyện làm sao để người đọc, khách hàng khi xem cảm thấy hay & thích thú nhưng lưu ý không được tạo nên nhân vật hư cấu hoặc nhân vật thương hiệu làm trọng tâm câu chuyện. Hãy suy nghĩ về những nhân vật chân thực, gần gũi nhất xung quanh chúng ta.

Hình minh họa
Hình minh họa

Tạo nhân vật trong kịch bản truyền thông

có hai cách tạo :

  • sử dụng những người nổi tiếng được công chúng yêu thích để kết nối cảm xúc với người xem.
  • Sử dụng nhân vật gần gũi, thực tế để người xem nhận thấy chính mình trong đó.

Tùy thuộc vào từng sản phẩm, dịch vụ, mục đích truyền thông mà bạn lựa chọn nhân vật phù hợp sao cho gắn kết và tạo cảm xúc với người xem nhất.

Nội dung kịch bản truyền thông cần ngắn gọn, súc tích

Một điều luôn ghi nhớ trong thực tế cuộc sống, ai cũng không đủ thời gian và kiên nhẫn để xem hết video của bạn. Do đó, kịch bản truyền thông cần ngắn gọn, cô đọng và hủy bỏ những thông tin không cần thiết. Hãy lựa chọn những nội dung, những ngôn từ có “sức mạnh” nhất đem vào câu chuyện của bạn.

KẾT

Trên đây là những thông tin chia sẻ về cách viết kịch bản truyền thông hiệu quả dành cho những ai quan tâm cần tham khảo. Hi vọng bạn sẽ tự tin sáng tạo được những kịch bản phim cá nhân, có cách tạo kịch bản sinh động dễ hiểu dựa trên khả năng viết lách, cảm nhận nghệ thuật của bản thân. Chúc các bạn thành công!