Content writer và Copywriter khác nhau chỗ nào?

Khi bước vào thế giới học ngành Truyền thông Đa phương tiện, không ít bạn trẻ chắc chắn sẽ phải đối mặt với khái niệm: Content Writer, Copywriter. Để hiểu rõ về vai trò của từng vị trí này chúng ta hãy tìm hiểu để có lựa chọn một hướng đi phù hợp cho sự nghiệp của bạn.

Đừng Nhầm Lẫn Giữa Content Creator, Content Writer Và Copywriter
Đừng Nhầm Lẫn Giữa Content Writer Và Copywriter

Content writer là gì?

Content Writer hay còn gọi là Người viết nội dung, là người chuyên sản xuất nội dung bằng văn bản. Nội dung họ tạo ra được giới hạn chỉ ở phần chữ. Có thể kể đến một vài ví dụ như các bài báo, mô tả sản phẩm, phần chữ của trang web, email, thông cáo báo chí, ebook, v.v. Mục đích của việc viết nội dung là trả lời một câu hỏi cụ thể hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó của khách hàng.

Vai trò Content writer rất quan trọng trong SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Người viết nội dung tạo ra nội dung mà người đọc muốn đọc thông qua các từ khóa, với mục tiêu là nó sẽ xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm (chủ yếu là Google). Mục tiêu cuối cùng của việc viết những nội dung này là mang lại nhiều thông tin hữu ích, chất lượng cao nhằm mang lại giá trị người đọc, chứ không phải là bán hàng hay giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên những thông tin này cần liên quan mật thiết tới những gì mà công ty đang cung cấp.

copywriter
Copywriter

Copywriter là gì?

Content writer và Copywriter có một điểm chung là đều tập trung vào việc sản xuất nội dung bằng văn bản. Thế nhưng, khác biệt chủ yếu ở mục đích viết, cách viết và hình thức viết

Copywriter chỉ tạo ra các văn bản cho các tài liệu tiếp thị và quảng cáo

Nếu Content Writer viết nội dung với mục tiêu duy nhất là cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc, thì Copywriter muốn thu hút độc giả đến với sản phẩm và thực hiện một hành động nào đó.

Copywriter cần thuyết phục người đọc rằng họ cần sản phẩm đó, sau đó thúc đẩy người đọc đưa ra các quyết định kể trên, mà mục tiêu lớn nhất chính là bán được hàng.

Content Writer trong doanh nghiệp là vị trí tạo ra traffic cho website, landing page. Vị trí này phải đảm nhiệm các công việc chính như: các bài SEO đăng trên blogg; các trang dịch vụ SEO; nội dung SEO cho doanh nghiệp; trang dịch vụ; PPC cho trang đích; xây dựng nội dung liên kết;…

Copywriter trong các doanh nghiệp là vị trí chuyển từ traffic thành sales hoặc leads. Nhiệm vụ và công việc chính của vị trí này bao gồm: Google ads; Facebook ads; Instagram ads; Social media posts; Email campaigns; Print marketing materials; Video scripts; Sales pages,…

Hai vị trí và khái niệm về vị trí Content Writer và Copywriter thường bị nhầm lẫn với nhau hoặc được cho là giống nhau do cùng có nhiệm vụ liên quan đến viết lách và lên nội dung. Tuy nhiên trên thực tế đây lại là hai vị trí với hai vai trò và cách thức làm việc cũng như mục đích khác nhau.